Các cổng kết nối máy chiếu thông dụng | Tính năng và công dụng

Các cổng kết nối máy chiếu thông dụng hiện nay và công dụng của chúng luôn là một trong yếu tố quan trọng mà ai cũng cần phải biết. Một máy chiếu có trang bị nhiều cổng kết nối sẽ mang đến khả năng kết nối với các thiết bị phát hình ảnh đa dạng hơn.
Trong bài viết hôm nay, DAI PHAT CORP sẽ đề cập về các cổng kết nối máy chiếu thông dụng được trang bị trên những dòng máy chiếu và công dụng của chúng.

 

Các cổng kết nối máy chiếu thông dụng được chia làm 3 loại: tín hiệu đầu vào, tín hiệu đầu ra, các cổng điều kiển.
Bên cạnh các thông số kỹ thuật, số lượng và tính năng cổng kết nối sẽ một phần cấu thành lên giá bán của máy chiếu. Với các model đời mới, một số cổng tín hiệu công nghệ cũ sẽ được loại bỏ và thay vào đó là nâng cấp lên những chuẩn kết nối mới hơn. Sau đây sẽ là danh sách các cổng kết nối có trên máy chiếu và tính năng của các cổng kết nối đó.

1. Cổng Video trên máy chiếu

Cổng Video là cổng tín hiệu hình ảnh sử dụng công nghệ Analog được trang bị trên các thiết bị phát tín hiệu hình ảnh đời cũ như đầu CD, DVD và cả một số loại đầu truyền hình kỹ thuật số khác. Chất lượng hình ảnh truyền qua cổng Video khá khiêm tốn, tối đa là 576p (720 × 576) cùng với đó là tín hiệu hình ảnh truyền qua cổng video không được chống nhiễu, do đó sẽ gây ra hiện tượng mờ hoặc nhiễu hình ảnh khi truyền tải.

Hiện nay trên các máy chiếu đã dần loại bỏ cổng Video, cổng chỉ được trang bị trên các mẫu máy giá rẻ với độ phân giải thấp, và các thiết bị phát hình ảnh hiện nay đã loại bỏ hoàn toàn chuẩn kết nối này.

2. Cổng S-video trên máy chiếu

S-Video là chuẩn truyền tín hiệu video tiêu chuẩn, thường tối đa là 480i hoặc 576i. Bằng cách tách biệt các tín hiệu màu đen và trắng, nó đạt được chất lượng hình ảnh hiển thị tốt hơn so với cổng video.

Cổng kết nối này cũng có tính năng tương tự như cổng Video nhưng cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, và đều là các cổng kết nối đời cũ nên cũng không còn được trang bị trên các thiết bị phát ngày nay.

3. Cổng Component (Y/Pb/Pr) trên máy chiếu

Cổng Component có chất hình ảnh tốt hơn cổng Video. Các thông tin hình ảnh sẽ được truyền qua cổng Component với 3 dây dẫn màu xanh lá cây, xanh dương và đỏ. Kết nối Component có thể cho phát tín hiệu với độ chuẩn xác cao và khả năng tái tạo tín hiệu tốt lên đến độ phân giải 1080p (FullHD).
Chuẩn kết nối (Y/Pb/Pr) này sử dụng 3 cổng kết nối nên diện tích của các cổng kết nối lớn, chủ yếu được trang bị trên các máy chiếu cấu hình lớn, với các máy chiếu tầm trung sẽ không được trang bị.

4. Cổng VGA trên máy chiếu

VGA (Video Graphics Array) với cổng kết nối 15 pin, dùng để hỗ trợ việc kết nối từ laptop tới các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình hiển thị…) thông qua dây cáp VGA.
Đây là cổng tín hiệu hình ảnh sử dụng tín hiệu Analog và được trang bị trên mọi máy chiếu và cả các laptop, PC từ trước đến nay.

  • Với ký hiệu cổng kết nối đầu vào (VGA out, Computer out) với màu đăc trưng của cổng kết nối là màu đen sẽ có chức năng phát tín hiệu hình ảnh ra một thiết bị như màn hình LCD và máy chiếu
  • Với ký hiệu cổng kết nối đầu vào (VGA IN, Computer In hoặc PC) với màu đăc trưng của cổng kết nối là màu xanh sẽ nhận tín hiệu hỉnh ảnh từ các thiết bị phát như Laptop, PC, đầu CD/DVD, …

Lưu ý: Cổng VGA chỉ truyền tải hình ảnh mà không thể truyền tải được âm thanh trên cùng một dây cáp. Ngày nay cổng VGA được đần loại bỏ trên các thiết bị phát có độ phân giải cao.

5. Cổng DVI trên máy chiếu

Là loại kết nối rất phổ biến giữa máy tính và màn hình hiện nay. DVI rất giống VGA, có 24 chân và hỗ trợ cả Analog lẫn kỹ thuật số. Cáp DVI có thể truyền tải video HD với độ phân giải 1920×1200, trường hợp kết nối dual-link cáp DVI hỗ trợ truyền tải video với độ phân giải 2560×1600. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất với DVI là mặc định chuẩn này không hỗ trợ mã hóa HDCP, vì vậy có thể bạn không xem các đĩa bluray có bản quyền DRM

6. Cổng HDMI trên máy chiếu

HDMI (High-Definition Multimedia Interface) là một chuẩn kết nối sử dụng công nghệ digital cho phép truyền tải hình ảnh, âm thanh thông qua một sợi cáp với độ phân giải lên đến 4K, đây là chuẩn kết nối mới được phát triển để thay thế chuẩn kết nối VGA với các tính năng ưu việt như: Truyền tải hình ảnh xa hơn (60m), độ phân giải cao hơn, màu sắc hình ảnh sắc nét và trung thực hơn.

Hiên nay tất cả các máy chiếu ViewSonic đều được trạng bị Cổng HDMI 1.4 với độ phân giải tối đa lên đến 4K. Ngoài ra chuẩn HDMI được hiện tại được trang bị trên toàn bộ các thiết bị đời mới và thay thế hoàn toàn chuẩn kết nối VGA.

Lưu ý: Vì chuẩn HDMI là chuẩn mới nên rất nhiều thiết bị như laptop, pc, đầu camera,… đời cũ vẫn chỉ hỗ trợ cổng VGA gây nhiều khó khăn cho người dùng. Vậy nên hầu hết các máy chiếu của ViewSonic máy chiếu hỗ trợ đồng thời cả hai cổng HDMI và VGA.

7. Chuẩn kết nối MHL trên máy chiếu

MHL là chuẩn truyền tín hiệu hình ảnh được tích hợp cùng với cổng HDMI để truyền hình ảnh từ các thiết bị di động như: điện thoại, máy tính bảng có hỗ trợ MHL qua cổng kết nối USB mini. Với chuẩn kết nối MHL có thể truyền tải độ phân giải FullHD với âm thanh và hình ảnh, người dùng có thể sử dụng trình chiếu hình ảnh trực tiếp từ các thiết bị di động thuận tiện trong việc trình chiếu di động. Đặc biệt cổng HDMI có tích hợp MHL sẽ cấp nguồn điện DC 5V tới các thiết bị phát mà không cần sử dụng thêm nguồn điện bên ngoài.

8. Cổng HDBaseT trên máy chiếu

HDBaseT là công nghệ trình chiếu hình ảnh mới nhất thông qua chuẩn RJ45, hoàn toàn khác với kết nối trình chiếu qua mạng LAN. Với chuẩn kết nối này có thể truyền tải được tín hiệu hình ảnh và âm thanh, đối với thiết bị như máy chiếu, sử dụng loại cáp tín hiệu (Cat5e trở lên), cho phép kết nối lên đến 100m.

Ưu điểm của HDBaseT: Sử dụng cáp mạng (Cat5e) cho chi phí thấp, Chiều dài kết nối tối đa là 100m, truyền nguồn điện với công suất lên đến 100W.

Nhược điểm: Độ phổ biến chưa cao muốn kết nối thì thiết bị phát cũng phải có chuẩn HDBaseT hoặc sử dụng bộ chuyển từ HDMI sang HDBaseT.

9. Cổng 3D-Sync trên máy chiếu

Cổng 3D Sync được sử dụng để nâng cao chất lượng trình chiếu 3D để hình ảnh chân thực hơn tính năng DLP link 3D tiêu chuẩn được tích hợp sẵn. Với tính năng này, hình ảnh 3D sẽ tự động điều chỉnh hình ảnh đẹp nhất khi trình chiếu

10. Cổng LAN (RJ45) trên máy chiếu

Với LAN RJ45 (Ethernet) là cổng kết nối tín hiệu mạng trong kết nối internet với ưu điểm chuyền tải dữ liệu dung lượng lớn, vì vậy trên một số máy chiếu tầm trung được trang bị công kết nối này để điều khiển và truyền hình ảnh thông qua chuẩn kết nối này.

  • Điều khiển: Với tính năng này người dùng có thể kết nối, giám sát và điều khiển số lượng máy chiếu lớn tối đa lên đến 256 máy chiếu trên 1 mạng LAN.
  • Trình chiếu hình ảnh: Tính năng trình chiếu này người sử dụng có thể trình chiếu tín hiệu hình ảnh từ máy tính thông mang hệ thống mạng LAN tới máy chiếu điều này giúp hệ thống dây kết nối từ máy tính tới máy chiếu được giảm tối đa về số lượng và chi phí.

11. Cổng RS232 trên máy chiếu

RS232 là chuẩn kết nối tín hiệu điều khiển, với cổng được sử dụng với 2 tính năng chính:

  • RS232 sử dụng điều khiển máy chiếu: với tính năng náy máy chiếu có thể tích hợp với nút điều khiển hoặc kết nối với máy tính để bật tắt máy chiếu.
  • RS232 sử dụng sửa chữa (service): với tính năng này người kỹ thuật có thể kết nối với máy chiếu và kiểm tra lỗi của máy cũng như dung để cập nhật firmware cho máy chiếu.


12. Cổng USB Type A trên máy chiếu

Đây là chuẩn kết nối USB thông dụng nhất hiện nay, được sử dụng và xuất hiện trên máy tính và các thiết bị điện tử với nhiều tín năng như truyền tải dữ liệu, kết nối thiết bị và sử dụng để cấp nguồn… Với máy chiếu cổng USB Type A được sự dung với mục đích: Đọc dữ liệu ổ USB, kết nối thiết bị trình chiếu không dây, kết nối USB WIFI, cấp nguồn DC 5V và kết nối service cập nhật fimware.
Lưu ý: Nếu thông tin cấu hình máy có ghi thêm Only charging bên cạnh USB Type A thì có nghĩa nó chỉ có tác dụng cấp nguồn điện DC 5v giúp cấp nguồn cho các thiết bị ngoại vị như: thiết bị trình chiếu không dây, sạc cho các thiết bị di động…

13. Cổng USB Wifi trên máy chiếu

Đây là một cổng USB type A nhưng được trang bị thêm tính năng thu phát sóng wifi thông qua USB Wifi. Một cách dễ hiểu nhất thì USB Wifi (Adapter wifi) là một thiết bị điện tử có cấu tạo giống cổng cắm USB nên có thể kết nối máy tính qua đường USB.
Chúng sẽ nhận sóng từ modem, router để giúp sóng wifi ổn định hơn vào trong máy, sẽ không còn hiện tượng mất mạng, chập chờn hay giật lag nữa.
Hiện nay cổng này được trang bị trên các máy chiếu đời mới, đặc biệt là các dòng máy chiếu giải trí.

14. Cổng USB Type B trên máy chiếu

Với máy chiếu Viewsonic cổng USB Type B có 2 tính năng chính:

  • Sử dụng kết nối điều khiển chuột máy tính kết nối
  • Sử dụng kết nối service cập nhật fimware​

 

15. Cổng USB Type C trên máy chiếu

USB Type-C là chuẩn kết nối USB mới nhất hiện nay. Thiết kế của Type-C cực kỳ tiên tiến so với các chuẩn kết nối trước. Kích thước đầu cắm của Type-C khá nhỏ gọn chỉ tương đương với Micro USB. Với 2 mặt đầu cắm tương tự nhau, không phân biệt mặt trên mặt dưới, người sử dụng không còn phải mất công để phân biệt chính xác mặt cắm nữa.

Cổng USB type C là chuẩn USB mới (USB 3.1), có khả năng thay thế cho 5 kết nối bao gồm HDMI, VGA, USB, Display Port, cổng sạc và còn có thể nhiều kết nối khác. Bên cạnh đó, có thể xử lý được dòng điện 3A

Đặc biệt các nhà sản xuất rất ưa chuộng kích thước nhỏ gọn của USB Type-C, vì nó giúp các sản phẩm di động mỏng hơn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Hơn nữa, nhờ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 10GBps cùng điện áp đầu ra có thể lên tới 20V, 100W nên USB Type-C có thể được tích hợp và sử dụng làm cổng kết nối All in one.

16. Cổng IR trên máy chiếu

Cổng IR là cổng kết nối chuẩn 3.5 mm hỗ trợ kết nối thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng hồng ngoại, cho phép bạn điều khiển các thiết bị ngoại vi khác được kết nối với máy chiếu thông qua việc sử dụng điều khiển từ xa của máy chiếu.

17. Cổng Trigger trên máy chiếu

Cổng Trigger là có chức năng truyền tải điện DC 12V, đây là cổng kết nối với các thiết bị ngoại vi như màn chiếu điện, giá treo điện, rèm cửa … có điều khiển Trigger, khi bật và tắt máy chiếu các thiết bị sẽ tự động được điều khiển với cài đặt sẵn.

18. Cổng Audio trên máy chiếu

Trên máy chiếu cổng âm thanh (audio) được trang bị với hai loại khác nhau:

  • Cổng mini audio 3,5 mm

  • ​Cổng Audio component

Với tính năng truyền và nhận tín hiệu âm thanh giúp máy chiếu đa dạng khi kết nối với các thiết bị âm thanh khác nhau.

Hướng dẫn cách kết nối máy tính và máy chiếu đơn giản trong 

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon