Bài biết sau đây DAI PHAT CORP sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề này.
1. Cường độ sáng máy chiếu
Cường độ sáng là thông số thể hiện lượng ánh sáng phát ra từ máy chiếu, được đo bằng đơn vị ANSI Lumen, đơn vị này càng cao thì máy chiếu càng sáng.
Đây là một trong 3 thông số quan trọng nhất để xác định loại máy chiếu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi môi trường ánh sáng xung quanh càng cao, thì đòi hỏi máy chiếu phải có cường độ sáng lớn tương xứng.
Hiện nay, cường độ sáng phổ biến từ khoảng 250 đến 18.000 ANSI Lumens. Thông thường, với cường độ sáng nhỏ hơn 1000 ANSI lumens, máy chiếu chỉ có thể sử dụng trong phòng tối, ví dụ như các dòng máy chiếu mini giá rẻ ViewSonic, phục vụ giải trí tại gia.Mỗi môi trường khác nhau như văn phòng hay hội trường lớn sẽ có mức cường độ sáng phù hợp, bạn nên đặc biệt cân nhắc thông số này khi chọn mua máy chiếu
2. Độ phân giải máy chiếu
Đây là thông số kỹ thuật quan trọng thứ hai và quyết định độ nét của hình ảnh hiển thị của máy chiếu.
Độ phân giải là tổng số điểm ảnh (được tính là Pixel) trên hình ảnh được chiếu lên, được tính theo công thức: số lượng điểm ảnh theo chiều ngang x số lượng điểm ảnh theo chiều dọc, ví dụ như 1920 x 1080P
Nói đến độ phân giải máy chiếu, cần quan tâm đến hai thông số:
- Độ phân giải thực: là độ phân giải vật lý của máy chiếu đó. Nó thể hiện số lượng điểm ảnh thực tế của máy chiếu
- Độ phân giải hỗ trợ tối đa: là độ phân giải tối đa của nguồn tín hiệu đưa vào máy chiếu, trong đó đảm bảo rằng máy chiếu vẫn trình chiếu được nguồn tín hiệu này. Khi nguồn tín hiệu được đưa vào thì máy chiếu sẽ tự động nén hay cắt giảm số lượng điểm ảnh có trên nguồn tín hiệu để phù hợp với độ phân giải vật lý của máy chiếu đó và đảm bảo hình ảnh được chiếu lên có chất lượng tốt nhất.
3. Độ tương phản máy chiếu
Ví dụ về thông số độ tương phản: 10000:1 hay 5000:1 có nghĩa là điểm ảnh sáng gấp 10000 lần hay 5000 lần lúc chính điểm ảnh đó ở mức tối nhất.Đối với máy chiếu, độ tương phản càng cao thì màu sắc càng sống động, trung thực. Thông số này vô cùng quan trọng đối với các dòng máy chiếu dùng cho xem phim, giải trí.
4. Công nghệ máy chiếu
4.1. Máy chiếu công nghệ DLP là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Hiểu một cách đơn giản, loại máy chiếu này chiếu ánh sáng vào một chiếc gương kỹ thuật số được tạo thành từ hàng ngàn gương phản chiếu, tạo ra hình ảnh. Hình ảnh sau đó được thổi qua một bánh xe màu mang lại cho hình ảnh màu sắc của nó. Việc sử dụng phổ biến nhất của máy chiếu DLP là trong rạp chiếu phim. Chúng có thể tạo ra một hình ảnh rất rõ nét và rõ ràng và không có vấn đề hội tụ.
Ưu và nhược điểm của máy chiếu công nghệ DLP
– Ưu điểm:
- Độ tương phản cao hơn 3LCD
- Quang học kín để hình ảnh không bị ảnh hưởng bởi bụi không giống như 3LCD.
- Khung gầm nhỏ hơn so với các đối thủ 3LCD.
- Nói chung giá cả phải chăng hơn máy chiếu 3LCD.
– Nhược điểm:
Hiệu ứng “cầu vồng”, xuất hiện dưới dạng một tia sáng giống như dải cầu vồng thường kéo theo các vật thể sáng khi nhìn từ một bên của màn hình sang phía bên kia hoặc khi nhìn từ hình ảnh được chiếu sang một vật thể ngoài màn hình. Tuy nhiên, chỉ một số người thấy hiệu ứng này.
4.2. Máy chiếu công nghệ 3LCD là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Ưu và nhược điểm của máy chiếu công nghệ LCD
– Ưu điểm:
- Màu sắc tươi sáng hơn, tăng màu mượt mà và độ chính xác màu sắc hơn so với các đối thủ DLP 1 chip.
- Không có hiệu ứng cầu vồng không giống như 1 chip DLP.
– Nhược điểm:
- Khung gầm thường lớn hơn 1 chip DLP
- Bảng điều khiển xuống cấp theo thời gian.
Máy chiếu công nghệ DLP hay còn gọi là công nghệ số sẽ có độ ổn định tốt hơn trong thời gian sử dụng, cho ra hình ảnh chiếu sáng và sắc nét. Ngoài ra, xét về những chuyển động trong video thì công nghệ DLP lại cho ra hình ảnh rõ nét hơn, cảm giác chuyển động có vẻ mượt mà hơn so với máy chiếu LCD.
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị trình chiếu, DAI PHAT CORP khuyên bạn nên quan tâm đến những thông số kỹ thuật quan trọng này để lựa chọn được máy chiếu phù hợp nhất với đơn vị của bạn.
Tìm hiểu thêm về Các cổng kết nối máy chiếu thông dụng | Tính năng và công dụng