Lựa chọn công nghệ: LCD và DLP cho máy chiếu phim tại gia

Máy chiếu nói chung có thể phân loại theo hai công nghệ, DLP (Digital Light Processing) hay LCD (Liquid Crystal Display).

LCD và DLP

Công nghệ LCD và DLP liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh. Công nghệ LCD và DLP đều có những ưu điểm riêng, điều quan trọng là hiểu rõ mỗi công nghệ mang lại điều gì.

Máy chiếu nói chung có thể phân loại theo hai công nghệ, DLP (Digital Light Processing) hay LCD (Liquid Crystal Display). Công nghệ LCD và DLP liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh. Công nghệ LCD hay DLP đều có những ưu điểm riêng, điều quan trọng là hiểu rõ mỗi công nghệ mang lại điều gì.

LCD và DLP
“Hiện tại, một số máy chiếu điện tử thuộc dòng phổ thông cũng có công nghệ xử lý ánh sáng số DLP vốn chỉ có trong những dòng máy chuyên dụng cỡ lớn ở rạp chiếu phim”,

Trong công nghệ LCD (liquid crystal display – màn hình tinh thể lỏng) trước đây, máy chiếu tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và lam (RGB). Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, lam và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu. Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh, màu đen không thật và hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhòe.

 
Hình 1: Tivi projection (tivi máy chiếu sau) công nghệ LCD
màn hình 50″của Sony.

Hình 1 – TV cồn nghệ LCD  gồm những chi tiết sau:

  • light source: nguồn sáng
  • red dichroic mirror: gương sắc đỏ
  • blue dichroic mirror: gương sắc xanh
  • dichroic mirror “wavelength selector”: gương chọn lọc bước sóng
  • mirror: guơng phản chiếu
  • LCD: bộ phận hiển thị tinh thể lỏng
  • dichroic combiner cube: thành phần tổng hợp 3 sắc đỏ, lục lam
  • lens: thấu kính

Công nghệ LCD và DLP: Ưu điểm của LCD

  • LCD nói chung có “hiệu quả ánh sáng” hơn DLP (hình ảnh sẽ sáng hơn với
  • LCD, với đèn có cùng công suất).
  • LCD có khuynh hướng cho độ bão hoà màu cao hơn. Tuy nhiên, độ bão hoà màu cao hơn làm cho ta thấy máy chiếu nhìn toàn bộ là sáng hơn, dù là máy chiếu DLP trắng có thể sáng hơn.
Vì lý do này, nếu đặt một máy chiếu LCD 1000 lumen kế bên một máy chiếu DLP 1200 lumen và cho chiếu hình màu, ta có thể thích máy chiếu LCD do độ sáng của nó. LCD có khuynh hướng cho hình ảnh sắc nét hơn (hội tụ chính xác hơn).
 Hình 2: Sơ đồ nguyên lý chiếu của máy chiếu dùng công nghệ LCD

Công nghệ LCD và DLP: Khuyết điểm của LCD

  • Hiệu ứng “ca-rô” làm hình ảnh trông bị “vỡ hạt”. Cấu tạo lớn hơn, vì có nhiều thành phần bên trong hơn.
  • Hiện tượng “điểm chết” – các ảnh điểm có thể luôn tắt hay luôn mở, được gọi là điểm chết. Nếu máy chiếu có nhiều điểm chết, nó sẽ gây khó chịu cho người dùng.
  • Các tấm kính LCD có thể bị hỏng và thay thế rất đắt tiền. Chip DLP cũng có thể bị hỏng nhưng tương đối hiếm vì có ít linh kiện bên trong hơn.
Khắc phục nhược điểm của công nghệ LCD công nghệ DLP sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Digital Micromirror Device) được tích hợp hàng nghìn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Vi gương dao động hàng nghìn lần/giây và thể hiện được 1.024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục,lam,trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người (tương tự như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt phổ biến trong điện ảnh).
 
Hình 3: Tivi projection màn hình 56″công nghệ DLP của Samsung.
Ưu điểm của DLP: là tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh, độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ nhẹ. Nhờ đưa thêm màu trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra bởi máy chiếu DLP sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết. Điểm ảnh trong máy chiếu “khít” hơn, hình ảnh sắc nét hơn so với LCD.
 
Hình 4 Sơ đồ nguyên lý của máy chiếu dùng công nghệ DLP

Sơ đồ hình 3 gồm những chi tiết sau:

  • light source: nguồn sáng
  • optics: bộ phận quang học
  • color filter: bộ lọc màu
  • circuit board: bộ mạch
  • DMD: chip DMD
Hiệu ứng “ca-rô” (lưới) nhẹ hơn vì các ảnh điểm gần nhau hơn. Điều này không cho nhiều khác biệt với dữ liệu, nhưng nó cho hình ảnh video mịn hơn.
 
Hình 5: Mô tả hiệu ứng carô
Có thể đạt độ tương phản (contrast) cao hơn. Gọn nhẹ, dễ di động hơn do có ít thành phần hơn.
Một số nghiên cứu cho rằng máy chiếu DLP có tuổi thọ cao hơn máy chiếu LCD.
Khuyết điểm của DLP
Độ bão hoà màu thấp hơn (ảnh hưởng nhiều đến dữ liệu hơn video).
Hiệu ứng “cầu vồng”, xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng loé lên, thường theo sau những vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay khi từ hình ảnh chiếu trên màn ảnh quay sang nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Chỉ có ít người nhìn thấy hiệu ứng này, hoặc ta có thể thấy bằng cách nhìn nhanh ngang qua màn ảnh. Có 2 loại máy chiếu DLP, loại cũ có 4 phần trên bộ lọc màu, loại mới có 6 phần và bộ lọc màu quay nhanh hơn, điều đó làm giảm hiệu ứng “cầu vồng” và tăng độ bão hoà màu.Hiệu ứng “vầng hào quang” (hay lộ sáng). Nó có thể gây khó chịu cho những người sử dụng máy chiếu xem phim tại nhà. Về cơ bản, đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh, gây ra do ánh sáng “đi lạc” bị bật ra khi đụng các cạnh của các tấm gương nhỏ trên chip DLP. Có thể khắc phục bằng cách tạo một đường biên đen rộng vài inch quanh màn ảnh, “vầng hào quang” sẽ rơi trên đường biên này. Tuy nhiên, hiệu ứng “vầng hào quang” ít thấy rõ trên các chip DLP mới, chẳng hạn như chip DDR.
Nói chung, DLP là công nghệ tốt hơn LCD cho việc xem phim tại nhà. Một số máy chiếu dành cho việc xem phim tại nhà hầu như không bị hiệu ứng “vầng hào quang”. Còn LCD t ốt hơn cho việc đòi hỏi về màu sắc.

>> Xem thêm: Sửa máy chiếu bình dương

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon