Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày của Mẹ

Ngày của Mẹ (Mother’s Day) là ngày để những người con thể hiện lòng biết ơn và tình yêu với các bà mẹ trên khắp thế giới. Tuy Ngày của Mẹ được tổ chức vào rất nhiều ngày khác nhau trên thế giới, nhưng hai ngày phổ biến nhất là ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 theo truyền thống Mother’s Day của Mỹ, tiếp theo là ngày Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday (Chủ nhật ngày của mẹ) của Vương quốc Anh.

Nguồn gốc ra đời Ngày của Mẹ

Nguồn gốc ngày của Mẹ
Nguồn gốc ngày của Mẹ

Ngày của Mẹ có nguồn gốc sớm nhất vào thời kỳ Hy Lạp và La Mã. Lễ hội tri ân mẹ được tổ chức thường niên vào mùa xuân và người Hy Lạp thời đó thường cúng tế cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea – Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên, người có công đi đầu hình thành và khởi xướng “Ngày của Mẹ” lại là hai phụ nữ Mỹ là bà Ann Maria Reeves Jarvis và con gái của bà là Anna Marie Jarvis.

Cách đây 100 năm, bà Ann Maria Reeves Jarvis – một phụ nữ ở Bang West Virginia Hoa Kỳ đã lập ra một nhóm có tên gọi “ Ngày của tình Mẹ” chỉ với mong muốn gắn kết lại tình cảm gia đình vốn đã bị chia cắt bởi nội chiến. Sau khi nhóm của Bà được thành lập, bà muốn tổ chức một ngày kỉ niệm hàng năm để ghi nhớ những kỉ niệm về những người mẹ, nhưng không may, bà mất trước khi biến tâm nguyện này thành hiện thực.

Là một người con hiếu thảo, Anna Jarvis – con gái của Ann Maria Reeves Jarvis không bao giờ quên được những lời ao ước của mẹ mình, cộng thêm với việc bất mãn trước thái độ lãnh đạm thờ ơ của người dân Hoa Kỳ đối với thân mẫu của mình, nên khi mẹ bà qua đời vào năm 1905, bà dấn thân vào việc hoàn thành mong muốn của mẹ bà để có ngày của các bà mẹ.

Sau nhiều nỗ lực, bà đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày của Mẹ” (Mother’s Day) đầu tiên chính thức được tổ chức tại nhà thờ Andrews Methodist Church vào năm 1908. Cùng với lễ kỷ niệm riêng của Anna Jarvis, các gia đình đã tụ tập tại nhiều điểm tổ chức sự kiện này ở quê hương của Jarvis ở Grafton, West Virginia và nhiều thành phố khác.

Nguồn gốc ngày của Mẹ
Nguồn gốc ngày của Mẹ

Vào năm 1911, Ngày của Mẹ được tổ chức hầu hết các tiểu bang của liên bang Hoa Kỳ. Và vào ngày 8/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson ký một nghị quyết ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm làm Ngày của Mẹ.

Ý nghĩa về Ngày của Mẹ

Đối với Anna Jarvis, “Ngày của Mẹ” là 1 ngày mà mỗi người nên về nhà với mẹ và cảm ơn bà vì tất cả những gì bà đã làm cho mình. Và rằng, đó không phải là ngày kỷ niệm của tất cả các bà mẹ, mà đó là ngày để bạn cảm ơn người phụ nữ tốt nhất mà bạn có, mẹ của bạn. Đó là lý do tại sao Jarvis nhấn mạnh vào danh từ số ít “Mother’s Day” chứ không phải “Mothers’ Day”.

Ý nghĩa về Ngày của Mẹ
Ý nghĩa về Ngày của Mẹ

Hiện nay, “Ngày của Mẹ” đang lan rộng ra toàn thế giới. Vào ngày này, những người con sẽ biết ơn mẹ của mình bằng cách thể hiện tấm lòng của họ qua những câu chúc, những món quà tặng dù là vật chất hay tinh thần thể hiện mong muốn mẹ của mình được vui vẻ, hạnh phúc.

Ngày của Mẹ ở các quốc gia trên thế giới

Ngày của Mẹ ở Mỹ

Được coi là ngày lễ lớn sau Giáng sinh và Lễ tình nhân, Mỹ kỷ niệm “Ngày Của Mẹ” vào chủ nhật thứ hai của tháng 5. Vào ngày này, Nngười Mỹ thường mời mẹ của họ đi ăn tối vì họ không muốn mẹ phải nấu nướng hay bận rộn vất vả trong ngày đặc biệt này. Bên cạnh đó, những đứa trẻ nhỏ lại chọn cách thể hiện tình yêu bằng bữa ăn sáng trên giường do chính chúng tự tay chuẩn bị.

Ngày của mẹ ở Mỹ
Ngày của mẹ ở Mỹ

Ngày của Mẹ ở Úc

Ngày Của Mẹ được tổ chức giống phong tục ở Mỹ vào chủ nhật thứ hai của tháng 5. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, người Úc coi “Ngày Của Mẹ” như một cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ. Trẻ em tặng hoa và thiệp để thể hiện lòng biết ơn của họ đối với Mẹ.

Ngày của mẹ ở Úc
Ngày của mẹ ở Úc

Người Úc cũng có truyền thống đeo hoa cẩm chướng trong “Ngày Của Mẹ”. Hoa cẩm chướng màu đỏ hoặc hồng tượng trưng cho Mẹ của họ còn sống, còn hoa cẩm chướng trắng để kỷ niệm người Mẹ đã qua đời. Ngoài Mẹ ruột, mọi người còn thể hiện lòng tôn kính của bà và những người phụ nữ đã yêu thương chăm sóc họ.

Ngày của Mẹ ở Anh và Ireland

Anh và Ireland không kỷ niệm “Ngày Của Mẹ” cùng ngày với Mỹ. Ngày Của Mẹ ở Ireland được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ tư của tháng chay Cơ Đốc. Ngày này còn được gọi là “Ngày Chủ Nhật Của Mẹ” ở Anh.

Trong Ngày Của Mẹ, người IreLand bày tỏ tình yêu và và lòng kính trọng của họ bằng hoa và thiệp tới những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Cũng trong ngày, các chương trình và những vở hài kịch được tổ chức ở nhiều nơi.

Bên cạnh đó, người Anh tặng quà để cám ơn Mẹ về tình yêu và sự động viên của Mẹ dành cho mình. Hoa hồng, cẩm chướng và hoa cúc là những món quà được ưa chuộng nhất trong dịp này. Ngoài ra, người Anh còn có phong tục làm bánh Simnel – bánh hạnh đào tặng Mẹ.

Tuy Ngày của Mẹ ở các nước có những phong tục cũng như được tổ chức vào các ngày khác nhau, nhưng đều có chung một ý nghĩa để bày tỏ tình yêu và lòng kính trọng tới đấng sinh thành của mình.

Ngày của Mẹ ở Nhật

Sau thế chiến thứ II, người Nhật Bản dần công nhận Ngày của Mẹ bởi trước đó, Nhật Bản cấm hoàn toàn những ảnh hưởng, hoạt động du nhập từ phương Tây.

Ngày của Mẹ ở Nhật
Ngày của Mẹ ở Nhật

Vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm, người Nhật Bản chọn mua hoa cẩm chướng màu đỏ để tặng mẹ. Dĩ nhiên, những món quà vẫn luôn không thể thiếu.

Ngày của Mẹ tại Thái Lan

Không giống như các quốc gia khác, Ngày của Mẹ là ngày mấy tại Thái Lan được cố định vào 12-8 hằng năm. Đây là ngày sinh của hoàng hậu Sirikit, vợ vua Bhumibol Adulyadej.

Nhiều chùa chiền tổ chức lễ hội để tri ân đến những người mẹ. Còn người dân sẽ tự mua vòng hoa nhài tặng mẹ, quỳ lạy mẹ hoặc treo chân dung hoàng hậu Sirikit trong nhà để tưởng nhớ đến Người.

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon