Các cổng kết nối trên máy chiếu và tác dụng của chúng

Cổng kết nối trên máy chiếu giúp cho việc khả năng kết nối máy chiếu với máy tính trở lên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Bài viết này cung cấp cho những người chưa am hiểu nhiều về các cổng của máy chiếu, giúp bạn đọc dễ dàng thao tác với các cổng trong quá trình sử dụng. 

Các cổng kết nối trên máy chiếu thông thường được chia làm 2 loại: tín hiệu vào và tín hiệu ra.
Tùy thuộc vào công nghệ trình chiếu của máy chiếu, và tính năng của máy chiếu mà các cổng tín hiệu đa dạng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách kết nối máy tính với máy chiếu trong nhiều trường hợp, đặc biệt là cách kết nối máy chiếu với máy tính để bàn.

Các cổng kết nối trên máy chiếu ViewSonic thường gặp

Dưới đây là các cổng kết nối của máy chiếu ViewSonic

cổng kết nối trên máy chiếu

Cổng kết nối máy chiếu phổ biến nhất: Cổng kết nối VGA

Cổng VGA là cổng tín hiệu hình ảnh thông dụng trên mọi máy chiếu và cả các laptop, PC đời cũ. Nếu ký hiệu trên máy chiếu ghi là VGA IN hoặc Computer In chính là nơi gắn cáp nguồn tín hiệu VGA để máy chiếu phát hình. Còn nếu là cáp VGA Out thì là cổng xuất (share) tín hiệu ra một thiết bị phát hình khác chẳng hạn màn hình LCD, máy chiếu…

Cổng kết nối VGA ( cáp VGA) là một trong những cách kết nối máy chiếu với máy tính để bàn. Cáp VGA được đánh giá là một trong những cổng cắm máy chiếu phổ biến nhất hiện nay.

Cổng kết nối HDMI trên máy chiếu

Cổng HDMI hiện đang hỗ trợ chuẩn HDMI 1.3 và 1.4, là một trong những cáp máy chiếu phổ biến nhất trên thị trường.Khi nhận tín hiệu hình ảnh từ cổng này sẽ có chất lượng cao hơn cổng VGA nhiều. Cáp máy chiếu HDMI không những có khả năng truyền tín hiệu hình ảnh mà còn truyền cả tín hiệu âm thanh tới máy chiếu, tuy nhiên không có cổng HDMI out. Cổng HDMI hiện được trang bị trên rất nhiều laptop thế hệ mới, đầu phát Android HD 3D, đầu K+…
Bên cạnh đó, cổng kết nối HDMI cũng là một trong những cổng cắm máy chiếu phổ biến nhất hiện nay.

Cổng MHL trên máy chiếu

Thực chất đây là cổng xài chung với cổng HDMI vốn chỉ mới xuất hiện khoảng 4 năm nay trên một số thiết bị trình chiếu cao cấp. Công dụng của nó là cho phép truyền tải tín hiệu hình ảnh khi trình chiếu từ smartphone hỗ trợ cổng MHL này. Đây là một tính năng hữu dụng cho việc trình chiếu file văn bản, hình ảnh, âm thành trực tiếp từ điện thoại thông minh qua cáp MHL. Chính vì thế, Cổng cắm máy chiếu MHL là cách kết nối máy chiếu với máy tính để bàn.

Cổng kết nối DVI máy chiếu

 Cổng cắm máy chiếu DVI rất giống VGA, có 24 chân và hỗ trợ cả analog lẫn kĩ thuật số. Cáp DVI có thể truyền tải video HD với độ phân giải 1920×1200, trường hợp kết nối dual-link cáp DVI hỗ trợ truyền tải video với độ phân giải 2560×1600. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất với DVI là mặc định chuẩn này không hỗ trợ mã hóa HDCP, vì vậy có thể bạn không xem các đĩa blue-ray có bản quyền DRM.
Như các cổng cắm máy chiếu thông dụng, cổng kết nối DVI cũng là một cách kết nối máy chiếu với máy tính để bàn.

Cổng Comosite (AV) trên máy chiếu

Cổng cắm máy chiếu này gồm có 3 dây, với 2 dây âm thanh màu trắng đỏ và 1 dây hình ảnh màu vàng. Kết nối này xuất hiện trên đầu DVD/ VCD đầu Blu ray hay các đầu phát thông dụng khác. Kết nối Composite giữa tivi và thiết bị bên ngoài như đầu đĩa, karaoke, máy chiếu.

Cổng HDBaseT trên máy chiếu

Cổng cắm máy chiếu HDBaseT là chuẩn kết nối mới được ứng dụng trên các thiết bị điện tử: tivi, máy chiếu, điều khiển chơi game,… với khả năng truyền tải nhanh chóng nhiều loại dữ liệu chỉ thông qua 1 cổng kết nối duy nhất. Một tronh những cách kết nối máy chiếu với máy tính để bàn phổ biến, người ta cũng thường sử dụng cổng kết nối HDBaseT.

Cổng Component (Y/Pb/Pr) trên máy chiếu

Các thông tin hình ảnh sẽ được truyền qua cổng Component theo 3 dây dẫn có 3 màu khác nhau gồm xanh lá cây, xanh dương và đỏ (dây giắc). Kết nối Component có thể cho phát tín hiệu với độ chuẩn xác cao và khả năng tái tạo tín hiệu tốt lên đến độ phân giải 1080p (Full HD).

Cổng Video trên máy chiếu

Là cổng tín hiệu hình ảnh được sử dụng trên các thiết bị phát tín hiệu hình ảnh đời cũ như đầu DVD và cả một số loại đầu truyền hình kỹ thuật số hiện nay. Chất lượng hình ảnh nhận được qua cổng Video thường không được tốt so với VGA và HDMI nên sẽ mờ hơn.

Cổng máy chiếu S-video

Cũng có tính chất tương tự như cổng Video. Cổng S-video cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, thế nhưng thiết bị có hỗ trợ cổng này hiện nay không nhiều.

Cổng máy chiếu 3D-Sync/3D Vesa

Là cổng tín hiệu thường hình ảnh có ở máy chiếu HD 3D cao cấp của các hãng Viewsonic. Nó có tác dụng truyền tín hiệu 3D từ các thiết bị đầu phát 3D chuyên dụng, hiện cổng này chưa sử dụng nhiều ở VN. Nhưng, Cổng kết nối 3D-Sync/ 3D Vesa cũng cho phép kết nối máy chiếu với máy tính để bàn.

Cổng LAN (RJ45) trong máy chiếu

Đây là cổng tín hiệu hỗ trợ trình chiếu từ các máy tính trong mạng LAN, không những thế ta có thể thiết lập nó như một phần của mạng LAN để mở và tắt nhiều máy chiếu từ xa qua thao tác trên máy tính trong mạng LAN.

Cổng USB Type A trên máy chiếu

Có tác dụng nhận tín hiệu hình ảnh từ thiết bị phát Wireless rời (USB Wireles) gắn vào cổng này cho phép trình chiếu không dây khi kết nối với Laptop, smartphone…Lưu ý: Nếu thông tin cấu hình máy có ghi thêm Only charging bên cạnh USB Type A thì có nghĩa nó chỉ có tác dụng cấp nguồn điện phục vụ sạc điện thoại qua Jack USB mà thôi.

Cổng kết nối USB Type B

Cổng USB Type B là cổng cho phép gắn USB 2.0 và 3.0 và để phát các định dạng file thông dụng như văn bản, hình ảnh, video.

Cổng kết nối Mini USB

Đây là cổng có tác dụng cấp nguồn điện để sạc điện thoại, máy ảnh…

Cổng RS232 trên máy chiếu

Đây là cổng mà nhà sản xuất dùng để nạp phần mềm hệ thống của máy chiếu, thường phần mềm hệ thống ít khi bị lỗi và ta cũng hiếm khi có bản gốc của phần mềm để chạy lại hệ điều hành.

Cổng kết nối Audio

Đây là cổng nhận tín hiệu âm thanh từ nguồn phát sẽ có ký hiện Audio IN; Nếu muốn share tín hiệu âm thanh ra thiết bị khác ta sử dụng cổng Audio Out. Tùy vào từng model máy chiếu mà các cổng này sẽ được trang bị hoặc không.

Cổng kết nối IR

Cổng IR hỗ trợ gắn thiết bị có tính năng điều khiển từ xa bằng sóng hồng ngoại, cho phép bạn điều khiển đầu đĩa Blu-ray, và các thiết bị ngoại vi khác được kết nối với máy chiếu thông qua việc sử dụng điều khiển từ xa của máy chiếu.

Cổng kết nối Trigger

Cổng cắm máy chiếu Trigger Out có tác dụng cấp nguồn điện cho các thiết bị hỗ trợ, nguồn điện thường thấy là 12V.
Danh sách các cổng kết nối trên máy chiếu trong bài viết gần như là “bách khoa toàn thư” về các cổng kết nối trên máy chiếu. Tùy vào công dụng và đặc điểm mà cấu sợi cáp tín hiệu, thiết bị kết nối cũng sẽ khác nhau.Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, bài viết trên giới thiệu sơ qua về các cổng kết nối trên máy chiếu. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Máy chiếu kết nối với máy tính bằng loại cổng nào?

Vậy là chúng ta đã nắm rõ các cổng kết nối của máy chiếu, tuy nhiên, không phải cổng kết nối nào cũng dùng cho máy tính. Thông thường, máy chiếu được kết nối với máy tính thông qua VGA và HDMI. Và để hiểu rõ hơn về cách kết nối máy chiếu với máy máy tính, Đại Phát xin mời các bạn xem thêm video hướng dẫn bên dưới.

Hướng dẫn cách kết nối máy tính với máy chiếu

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon