Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Qua hàng nghìn năm, lễ Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ Vu Lan là ngày nào trong năm?

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong các ngày đại lễ của đạo Phật để tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, lễ Vu Lan đã lan rộng ra, không chỉ là ngày lễ của Phật Giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Ngày lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan được thực hiện vào ngày rằm tháng 7 hàng năm (15.7 âm lịch), cũng trùng vào ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ của cả kiếp này và cả những kiếp trước (và tổ tiên nói chung).

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc ra đời

Ngày lễ Vu Lan ra đời theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công, ông nhớ mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời nên dùng mắt phép để tìm bà khắp thế gian, ông thấy bà bị đày thành Ngạ quỷ (quỉ đói), bị đói khát hành hạ, vì những việc ác trong các kiếp luân hồi của bà. Đau lòng vì mẹ bị đày đọa, ông hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ nhưng tất cả thức ăn đều biến thành lửa đỏ.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Mục Thanh Đề cầu cứu lên Phật Tổ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu, chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Phật cũng dạy thêm rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Theo lời Phật dạy Mục Thanh Đề đã cứu được mẹ mình và từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

Ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan là dịp để những người con, người cháu trong gia đình thể hiện lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà và lòng kính nhớ tổ tiên, phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Ý nghĩa bông hồng cài áo

Ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo” viết năm 1962. Những ai may mắn còn cha, mẹ sẽ được cài bông hồng đỏ và một bông hồng trắng cho những ai cha, mẹ đã không còn bên cạnh mình nữa mà đã đi vào cõi luân hồi.

Ý nghĩa ngày lễ Vu La
Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Bông hồng được xem là vua các loại hoa, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý, ngát hương. Bông hồng cài trên ngực áo thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất của người con dành cho cha mẹ mình.

Rằm tháng 7 – Lễ Vu Lan nên làm gì?

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Ăn chay đưa tâm con người ta về chốn thanh tịnh, không sát sinh và trở về đúng với bản ngã của mình. Trong những ngày rằm tháng 7, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho gia đình và bản thân.

Ăn chay, niệm Phật trong ngày lễ Vu Lan
Ăn chay, niệm Phật trong ngày lễ Vu Lan

Việc ăn chay và cầu nguyện giúp cầu an cho gia đình, bố mẹ hạnh phúc, gia đình vui vẻ, khỏe mạnh.

Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên

Ngày lễ Vu Lan cũng là dịp để gợi nhắc những người con về việc báo hiếu bố mẹ, những dịp này, hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn, chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Nếu có thể, hãy về bên gia đình và quây quần bên bữa cơm cùng bố mẹ bạn nhé.

Quan tâm, hỏi han cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan
Quan tâm, hỏi han cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất

Mâm cũng Vu Lan để tổ lòng thành với Tần Phật và tổ tiên là điều nên có trong dịp đặc biệt này. Điều quan trọng đó là mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, bạn hãy chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.

Chuẩn bị mâm cơm trong ngày lễ Vu Lan
Chuẩn bị mâm cơm trong ngày lễ Vu Lan

Mâm cúng Vu Lan có thể là những món ăn đơn giản thường ngày như xoi vò hạt sen, bánh chưng chay, gỏi cuốn, nem chay, canh nấm,…

Trên đây là bài viết giải thích đến bạn rằm tháng 7 – lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ trải qua những ngày rằm tháng 7 thêm ý nghĩa cùng bạn bè và người thân của mình.

 

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon