Lễ tất niên là gì? Ý nghĩa tiệc tất niên, mâm cúng tất niên gồm những gì?

Để tổng kết cho một năm cũ đã qua, người dân lại háo hức cùng nhau mở bữa tiệc tất niên tưng bừng, tràn ngập những món ngon. Hãy cùng Dai Phat Corp  tìm hiểu về tất, ý nghĩa và mâm cúng tất niên gồm những gì nhé !

Lễ Tất niên là gì?

Định nghĩa ngày lễ Tất niên

Tất niên là một trong những nghi thức Tết, được tổ chức thành một bữa tiệc vào ngày cuối cùng của năm cũ để khép lại và tiễn đưa những gì đã qua, chào đón những đều tốt đẹp hơn sẽ đến sắp tới.

Ngày lễ Tất niên
Ngày lễ Tất niên

Thông thường, những buổi tiệc tất niên thường được vào tổ chức vào tuần cuối của Dương lịch hoặc 29 – 30 tháng Chạp Âm lịch. Trong gia đình, mọi người sẽ quây quần bên nhau, nấu những món thật ngon, ăn uống và chuyện trò vui vẻ. Ngoài ra, khi các công ty, xí nghiệp tổ chức tất niên, họ sẽ lựa chọn ngày và giờ phù hợp để toàn bộ nhân viên của mình có thể tham gia tiệc tất niên đông đủ.

Đặc điểm của lễ tất niên

Thông thường, vào tối ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp, trong lúc đợi thời khắc Giao thừa, người dân sẽ bày biện hai mâm cỗ để cúng. Trong đó, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Đặc điểm ngày Lễ tất niên
Đặc điểm ngày Lễ tất niên

Tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình và phong tục tập quán ở từng nơi mà nghi thức cúng kiến cũng có phần khác nhau, nhìn chung, mâm cỗ luôn có trà, hoa, nhang, đèn, vàng mã, bánh kẹo, trái cây,… Hơn nữa, tất niên không chỉ có ở trong gia đình mà tại các công ty, tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt.

Tiệc tất niên là gì?

Người Việt Nam ta luôn thích những buổi tiệc để ngồi lại bên nhau, nói chuyện, chia sẻ, và chắc chắn những bữa ăn cuối năm hay còn gọi là tất niên, sẽ không thể nào thiếu được.

Năm cũ qua với những điều vui hoặc không vui, những điều đã thực hiện được hay còn dở dang ở đó, người dân sẽ cùng nhau ăn uống, xí xoá hết mọi lỗi lầm, chuyện buồn phiền trong năm cũ rồi lại trao cho nhau những lời chúc tụng, cầu mong cho năm mới bình an và yên ấm hơn.

Tiệc tất niên
Tiệc tất niên

Đối với các công ty, cơ quan, xí nghiệp, tiệc tất niên là một dịp quan trọng để đồng nghiệp gặp gỡ nhau, tổng kết lại những thành tựu và thất bại đã qua mà cùng nhau tiến lên trong năm mới.

Ý nghĩa của ngày lễ Tất niên

Tổng kết một năm đã qua

Mỗi người sẽ có một năm cũ khác nhau, những câu chuyện khác nhau. Do đó, tất niên được tổ chức trong sự hân hoan của mọi người khi được chia sẽ câu chuyện của mình, được đưa ra những lời khuyên bổ ích hơn cho những dự định sắp làm trong năm tới.

Ý nghĩa của ngày lễ Tất niên
Ý nghĩa của ngày lễ Tất niên

Tăng cường các mối quan hệ

Vào ngày tất niên, sẽ có những người bạn mời thêm bạn bè của mình tới để bữa tiệc càng đông vui, nhộn nhịp hơn. Từ đó, mọi người có dịp làm quen nhau, hỏi thăm nhau và có thể bắt đầu một tình bạn mới.

Ngoài ra, ở các công ty, khi mọi người ở các bộ phận được gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều điều về năm cũ. Nhờ có vậy, công việc trong năm mới được tiến hành suôn sẻ khi mọi người đã hiểu ý nhau và biết giúp đỡ lẫn nhau

Cảm ơn đến mọi người

Những buổi lễ tất niên ấm cúng, là một cơ hội cực kỳ tốt và ý nghĩa để mọi người có thể trao nhau những lời cám ơn chân thành nhất vì sự cố gắng của tất cả trong một năm qua.

Khi mọi người khắng khít với nhau, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, các tổ chức sẽ được bền chặt hơn vì ai cũng mang trong mình sự biết ơn và tôn trọn lẫn nhau, giúp cho mọi việc ngày càng tiến triển tích cực.

Tạo động lực và lời hứa hẹn cho năm mới

Không chỉ tổng kết năm cũ, lễ tất niên còn là một bữa tiệc thật vui, thúc đẩy mọi người để có thể hoàn thành tốt các công việc trong năm mới. Hơn nữa, đây còn là dịp để mọi người đưa ra mục tiêu, phấn đấu cùng nhau để có thể giúp nhau tiến bộ thật nhiều.

Mâm cúng trong ngày Lễ tất niên gồm những gì?

Đối với mâm cúng lễ, tuỳ vào điều kiện mỗi nhà cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng mà có sự khác nhau. Đối với người dân miền Bắc, bữa ăn tất niên đón giao thừa phải đầy đủ các món ăn ngon như gà luộc, thịt đông, củ hành ngâm, giò lụa,… cùng mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, người miền Nam lại đơn giản hơn với kẹo, mứt, trái cây để cúng kiếng.

Mâm cúng ngày Lễ tất niên
Mâm cúng ngày Lễ tất niên

Tuy nhiên, dù là ở đâu thì mâm cỗ cũng phải có một số thành phần bắt buộc theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Những thông tin ngắn gọn về tất niên, ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng tất niên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về một trong những nghi thức của Tết và có thêm những ngày tất niên thật ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon