Thông thường, máy chiếu khi sử dụng trong thời gian dài thường hay xuất hiện một số hiện tượng bị lỗi, một trong những số đó là hiện tượng bị lỗi màu.
Việc máy chiếu bị lỗi màu do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu để xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra hỏng hóc nghiêm trọng nguy hại đến máy chiếu, vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa kịp thời giúp máy chiếu hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây là một số hiện tượng lỗi màu của máy chiếu, nguyên nhân và cách khắc phục:
1. Máy chiếu bị màu vàng, tím, đỏ.
Hiện tượng này là một hiện tượng rất phổ biến trên các dòng máy sử dụng công nghệ 3LCD, thường xuất hiện trên máy chiếu Panasonic, Sony và Epson. Nguyên nhân chính là do lỗi hoặc “chết” một trong các tấm LCD máy chiếu trên khối LCD của máy.
Máy chiếu công nghệ 3LCD xử lý màu sắc thông qua khối LCD gồm 3 tấm LCD. Khi một trong các tấm LCD bị lỗi sẽ dẫn đến sự thay đổi màu sắc hình ảnh chiếu. Nổi bật là hiện tượng sai màu hay máy chiếu bị màu vàng, tím, đỏ:
- Hình ảnh trình chiếu bị màu vàng => mất màu Blue, chết tấm LCD
- Hình ảnh trình chiếu bị màu xanh => mất màu Red, chết tấm LCD
- Hình ảnh trình chiếu bị màu tím => mất màu Green, chết tấm LCD
Cách khắc phục: Cách duy nhất để có thể khắc phục triệt để lỗi này lài thay thế tấm LCD mới. Trường hợp hỏng 1 tấm thì thay 1 tấm, trường hợp nặng có thể thay cả khối LCD. Khối LCD có giá thành cao và rất dễ rơi vỡ cũng như hỏng chân cắm, vì vậy để đánh giá chính xác tình trạng lỗi cũng như mức độ hỏng hóc người dùng cần mang máy đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín và tin cậy để kiểm tra, khuyến cáo người dùng không nên tự ý tháo mở và thay tấm LCD, tránh gây hỏng hóc nghiêm trọng hơn cho máy chiếu.
2. Máy chiếu bị loang màu
Khi máy chiếu được sử dụng trong thời gian dài và không đúng cách thì nó sẽ gặp phải lỗi này. Hiện tượng này xảy ra khi bạn khởi động máy khoảng 5 – 10 phút, thấy xuất hiện những vệt loang màu trên màn hình. Hình ảnh khi hiển thị không được rõ nét, màu kéo dài và nhòe mờ.
Hiện tượng này thường xảy ra ở các dòng máy sử dụng công nghệ LCD. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chết LCD hay các tấm kính lọc màu có vấn đề. Có thể do các nguyên nhân sau:
- Do không sử dụng máy thường xuyên khiến tấm LCD bị mốc hoặc ẩm
- Do sử dụng máy trong môi trường và không gian không tốt
- Do bị các tác động ngoại lực bên ngoài quá mạnh
- Do bị các loại côn trùng xâm nhập vào bên trong
- Do ổ Mainboard bị hỏng
- Do cháy hoặc hỏng kính
=> Tùy theo mức độ nặng nhẹ của khối LCD mà mình chọn cách khắc phục sao cho hiệu quả và phù hợp nhất để tránh tình trạng hỏng nghiêm trọng hơn và lãng phí thời gian, tiền bạc:
- Trường hợp nhẹ: tháo các tấm LCD và vệ sinh sạch sẽ chúng. Cần phải đem máy đi bảo trì và vệ sinh thường xuyên để tránh bụi bẩn bám vào bên trong làm cháy các tấm LCD.
- Trường hợp nặng: Tấm LCD bị cháy, có thể cháy 1 hoặc cháy cả 3 tấm, cần phải mang tới các cơ sở sửa chữa uy tín và tin cậy để kiểm tra và thay những tấm bị hỏng
Khuyến cáo người dùng không nên tự sửa mà phải mang tới các trung tâm để các chuyên gia khắc phục, tránh tình trạng hỏng cả máy. Với những dòng máy chiếu LCD như máy chiếu Sony, Panasonic, Hitachi… thì tuyệt đối không nên đặt máy ở những môi trường ẩm ướt
3. Máy chiếu bị xuất hiện các điểm chấm (hiện tượng ngàn sao)
Hình ảnh chiếu ra của máy chiếu xuất hiện các điểm chấm nhỏ đen hoặc trắng và thời gian càng lâu thì xuất hiện điểm chấm càng nhiều. Nguyên nhân chính có thể do môi trường độ ẩm quá cao, hoặc tắt điện đột ngột gây ra lỗi chip xử lý hình ảnh (chip DLP).
Cách khắc phục: Thay chip xử lý hình ảnh mới có cùng độ phân giải
4. Máy chiếu bị sọc dọc màn hình
Một số hiện tượng của lỗi này Hiện tượng của lỗi này là hình ảnh chiếu ra bị sọc dọc, sọc ngang có màu trắng hoặc đen, kéo dài khắp màn hình và có chiều hướng lan rộng theo thời gian; Hình ảnh chiếu bị nhòe màu, mất màu, mất đi một hoặc nhiều màu sắc; Văn bản hiển thị bị mất nét, nhòe chữ, không hiển thị rõ; Hình ảnh chữ cũng như màu sắc chồng chéo lên nhau.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do :
- Máy chiếu bị rơi, va chạm, trong quá trình bảo quản, sử dụng, vận chuyển dẫn đến hỏng chân cáp LCD.
- Máy chiếu không dùng thường xuyên, dẫn đến các tấm LCD bị ẩm và đây là nguyên nhân thường xuyên bắt gặp.
Cáp tín hiệu bị hỏng hay chân kết nối không ổn định. Người dùng kiểm tra lại cáp, trường hợp thay cáp không hết thì kiểm tra các cổng kết nối trên máy chiếu.
=> Cách khắc phục tình trạng sọc dọc của máy chiếu phải dựa vào mức độ hỏng hóc nặng hay nhẹ của các tấm LCD. Vì khối LCD Panel máy chiếu được tạo nên từ 3 tấm LCD. Để khắc phục triệt để lỗi chết LCD hay sọc hình ảnh ở máy chiếu, ta cần thay LCD mới. Với mỗi model máy chiếu LCD khác nhau sẽ có chi phí thay thế khác nhau. Khách hàng cần mang máy đến các trung tâm sửa chữa máy chiếu để kỹ thuật viên kiểm tra vì lỗi này liên quan đến các linh kiện quan trọng, tránh tình trạng bị hỏng máy.
>>>Tham khảo thêm: Các lỗi thường gặp ở máy chiếu và cách khắc phục
=> Cách khắc phục tình trạng sọc dọc của máy chiếu phải dựa vào mức độ hỏng hóc nặng hay nhẹ của các tấm LCD. Vì khối LCD Panel máy chiếu được tạo nên từ 3 tấm LCD. Để khắc phục triệt để lỗi chết LCD hay sọc hình ảnh ở máy chiếu, ta cần thay LCD mới. Với mỗi model máy chiếu LCD khác nhau sẽ có chi phí thay thế khác nhau. Khách hàng cần mang máy đến các trung tâm sửa chữa máy chiếu để kỹ thuật viên kiểm tra vì lỗi này liên quan đến các linh kiện quan trọng, tránh tình trạng bị hỏng máy.
>>>Tham khảo thêm: Các lỗi thường gặp ở máy chiếu và cách khắc phục
5. Máy chiếu bị nhoè màu, lệch màu
Máy chiếu công nghệ LCD (Liquid Crystal Display) có cơ chế hoạt động gần với màn hình máy tính hoặc màn hình tivi LCD biểu diễn hình ảnh dưới dạng các pixel, tất cả các màu sắc của hình ảnh được pha trộn, tách, tạo nên từ 3 màu cơ bản đó là RGB (Red, Green, Blue). Tương ứng bởi 3 tấm LCD còn được gọi là LCD panel được cấu thành trong hệ thống gương chiếu và lọc màu của máy chiếu.
Đối với một máy chiếu công nghệ LCD máy chiếu của nhiều thương hiệu như Sony, Panasonic, Epson,…thì theo thời gian sử dụng hình ảnh hiển thị có thể gặp một số vấn đề sau:
- Hình ảnh hiển thị bị lệch màu: hình ảnh có vẻ như thiếu tự nhiên, toàn bộ hình ảnh thiên về toàn gam màu đỏ, hoặc cam..
- Hình ảnh bị nhoè: Ký tự hoặc hình ảnh loè nhoè, mơ hồ, nhìn lâu mang lại cảm giác mỏi mắt
- Hoàn toàn không hiển thị được hình ảnh
Nguyên nhân của hiện tượng này là do máy chiếu sử dụng theo thời gian dài, do di chuyển, môi trường khói bụi, hay hoá chất… có thể làm cho 3 tấm LCD tương ứng 3 màu Red, Green và Blue khả năng bị:
- Lỏng lẻo, lệch pha so với các tấm còn lại.
- Hoặc cả 3 tấm LCD đều bị lệch.
- Một trong các tấm LCD đã bị “chết” – không còn hoạt động được
- Cả 3 tấm LCD đều bị hỏng
Nếu tự khắc phục tại nhà, có thể thao tác như sau:
- Mở vỏ máy chiếu bằng tua vít, nhận dạng được khối lăng kính của bộ tách màu gồm 4 mặt gương trong có có 3 mặt được đánh dấu 3 màu cơ bản có phần đầu là dạng tấm được làm bằng chất liệu đặt biệt khắc rãnh được thiết lập kết nối với mainboard chính trên máy chiếu. Nếu may mắn vấn đề chỉ phát sinh từ việc các mối nối bị bung ra trong quá trình di chuyển thì bạn chỉ cần cố định các mối nối lại.
- Việc khó nhất là làm cho 3 tấm LCD cố định ở trên cùng 1 trục, cùng gửi ánh sáng màu cơ bản đến đúng điểm tách lọc để kết hợp lại cho ra hình ảnh đúng với hình ảnh gốc. Việc lệch pha sẽ gây nên hiện tượng bóng đổ loè nhoè.
Nếu đã thử các cách trên không được, có thể là 3 tấm LCD đều hỏng thì việc thay mới và tinh chỉnh đúng trục đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, vì vậy bạn cần mang đến các cơ sở sửa chữa máy chiếu tin cậy và uy tín để thay thế.
Bệnh viện máy chiếu DAIPHAT CARE đưa ra một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu cho người dùng:
- Không nên tự tháo mở máy chiếu:
- Không rút nguồn máy chiếu đột ngột
- Không nên lắp máy chiếu trong hộp kín hoặc để hoạt động quá lâu
- Vệ sinh máy chiếu định kỳ và bảo quản máy chiếu khi không sử dụng
Trên đây là một số lỗi thường xảy ra ở máy chiếu. Tuy nhiên, các chuyên viên kỹ thuật cao khuyến cáo nếu người sử dụng nếu không hiểu biết rõ về kỹ thuật không nên tự tháo lắp, thay thế phụ kiện, tránh xảy ra các sự cố không đáng có.