Máy chiếu tiếng anh là gì ? | Tại sao có thuật ngữ này ?

Máy chiếu là công cụ đắc lực không mấy xa lạ với nhiều người, tuy nhiên “máy chiếu tiếng anh là gì?” thì lại rất ít người nắm rõ và chưa thấu hiểu được tính quan trọng của việc này. Vậy máy chiếu tiếng anh là gì và tại sao lại có thuật ngữ máy chiếu tiếng anh ? Cùng Dai Phat Corp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Máy chiếu tiếng anh là gì ?

Máy chiếu tiếng anh được gọi là Projector. Trên thực tế, có rất nhiều người nhớ từ máy chiếu tiếng anh là project ( dự án), dẫn đến hiểu lầm trong quá trình giao tiếp với nhau. Máy chiếu Tiếng Anh – Projector có hai phiên âm và cách đọc khác nhau trong Tiếng Anh US và UK lần lượt như sau:

  • Phiên âm UK: /prəˈdʒek.tər/
  • Phiên âm US: /prəˈdʒek.tɚ/
Máy chiếu tiếng Anh
                                                                                                Máy chiếu tiếng Anh

Hiểu về máy chiếu tiếng anh đem đến những lợi ích gì ? 

Bạn cần giao tiếp với người nước ngoài trong quá trình làm việc ?

Máy chiếu của bạn nhập khẩu từ nước ngoài

Những tính năng của máy chiếu được ghi bằng tiếng anh ?

Bấy nhiêu lý do đó thôi đã chứng minh được tầm quan trọng của máy chiếu tiếng anh trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng. Việc hiểu rõ định nghĩa của máy chiếu tiếng anh tưởng chừng có vẻ đơn giản, nhưng nhìn ở góc độ kinh tế thì việc biết “máy chiếu tiếng anh là gì?” mang lại những lợi ích vô cùng  tuyệt vời như sau:

  • Đa phần các hãng máy chiếu đếu đến từ nước ngoài nếu bạn muốn tham khảo giá tận gốc chắc chắn phải biết tối thiểu định nghĩa tiếng anh của máy chiếu. 
  • Hiểu được rõ hơn tính năng của chiếc máy chiếu đang sử dụng hoặc đang cần tìm
  • Có thể mua được giá tốt hơn khi biết tham khảo giá tận gốc
Máy chiếu tiếng Anh
                                                  Máy chiếu tiếng Anh

Những điều cần biết về máy chiếu tiếng anh 

Máy chiếu tiếng Anh luôn có những thông số kĩ thuật cụ thể được định nghĩa bằng tiếng anh. Dai Phat Corp xin được giới thiệu những thông số máy chiếu được viết bằng tiếng anh, để người dùng máy chiếu tiếng anh có thể dễ dàng hiểu được

Native Resolution –  Độ phân giải

Độ phân giải (Native resolution) thường được thể hiện bằng độ sắc nét cũng như độ trong của hình ảnh trên màn chiếu. Độ phân giải càng lớn thì hình ảnh càng sắc nét và giá thành càng cao. Đơn vị tính của độ phân giải là điểm ảnh (pixel) gồm các chuẩn sau:

  • VGA: 640 x 480 pixels.
  • HD (WXGA): 1280 x 720 pixels hay 1366 x 768 pixels.
  • qHD: 960 x 540 pixels.
  • Full HD: 1920 x 1080 pixels.
  • QHD: 2560 x 1440 pixels.
  • 4K hay QHD hay Ultra HD: 4096 x 2160 pixel

Brightness – Cường độ sáng 

Cường độ sáng ( Brightness) được đo bằng ANSI lumen, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách đơn giản nhất để chọn độ sáng máy chiếu tối ưu nhất là căn cứ vào số lượng người và kích thước phòng chiếu để quyết định cường độ sáng, một yếu tố khác là dữ liệu mà máy chiếu của bạn dùng để trình diễn là động hay tĩnh.Thường thì cường độ sáng của máy chiếu nằm trong khoảng từ 1.000 đến 5.000 lumen là tốt nhất. Hiện nay các dòng máy chiếu hỗ trợ công nghệ hiện thị như LCD, DLP, SXRD,… cùng một cường độ sáng, nhưng hình ảnh được chiếu ra lại khác nhau.

Máy chiếu tiếng Anh

Contrast Ratio – Tỷ lệ tương phản

Tỷ lệ tương phản (Contrast Ratio) của máy chiếu được ước tính bằng tỷ số giữa các vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh, hay nói một cách khác là tỷ lệ giữa phần sáng nhất và phần tối nhất mà máy chiếu tạo ra được khi chiếu lên màn chiếu. Bạn nên chọn tỷ lệ tương phản từ 400:1 trở lên để có hình ảnh trong và tốt nhất. Nếu bạn muốn dùng máy chiếu trong phòng có ánh sáng thì phải chọn tỷ lệ tương phản cao hơn.

I/O Connection Ports – Cổng kết nối

Cổng kết nối máy chiếu, hay còn gọi là I/O Connection Ports hiện nay bao gồm:

  • Cổng HDMI (High-Definition Multimedia Interface): là cổng nhận tín hiệu hình ảnh video hỗ trợ chuẩn HDMI 1.3 và 1.4.Cổng HDMI hiện được trang bị trên rất nhiều laptop, đầu phát Android HD 3D, đầu K+…
  • Cổng VGA IN / Out: Đây là cổng tín hiệu hình ảnh thông dụng trên mọi máy chiếu và cả các laptop, PC đời cũ. 
  •  Cổng Video hay Composite video: Là cổng tín hiệu hình ảnh được sử dụng trên các thiết bị phát tín hiệu hình ảnh đời cũ như đầu DVD và cả một số loại đầu truyền hình kỹ thuật số hiện nay. Chất lượng hình ảnh nhận được qua cổng Video thường không được tốt so với VGA và HDMI nên sẽ mờ hơn.
  • Cổng S video: Cũng có tính năng tương tự như cổng Video tuy nhiên cổng S-video cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, thế nhưng thiết bị có hỗ trợ cổng này hiện nay không nhiều.
  • Cổng Composite / AV hay audio in: Cổng kết nối này gồm có 3 dây, với 2 dây âm thanh màu trắng đỏ và 1 dây hình ảnh màu vàng. Kết nối này xuất hiện trên đầu DVD/ VCD đầu Bluray hay các đầu phát thông dụng khác. 
  • Cổng Component (Y/Pb/Pr):Kết nối Component có thể cho phát tín hiệu với độ chuẩn xác cao và khả năng tái tạo tín hiệu tốt lên đến độ phân giải 1080p (Full HD). Các thông tin hình ảnh sẽ được truyền qua cổng Component theo 3 dây dẫn có 3 màu khác nhau gồm xanh lá cây, xanh dương và đỏ (dây giắc).
  • Cổng USB type A: Gắn USB wireless vào cổng này để thực hiện kết nối không dây giữa máy chiếu với laptop hay smartphone,…tuy nhiên nếu thông tin cấu hình máy có ghi thêm Only charging bên cạnh USB Type A thì có nghĩa nó chỉ có tác dụng cấp nguồn điện phục vụ sạc điện thoại qua Jack USB mà thôi.
  • Cổng USB type B: Đây là cổng cho phép gắn USB 2.0 và 3.0 để phát các định dạng file thông dụng như văn bản, hình ảnh, video.
  • Cổng Mini USB: là cổng có tác dụng cấp nguồn điện để sạc điện thoại, máy ảnh…
  •  Cổng LAN hay NIC hoặc RJ45: là cổng tín hiệu hỗ trợ trình chiếu từ các máy tính trong mạng LAN, không những thế ta có thể thiết lập nó như một phần của mạng LAN để mở và tắt nhiều máy chiếu từ xa qua thao tác trên máy tính trong mạng LAN.
  • Cổng Trigger our hay cổng 12V: Cổng Trigger Out có tác dụng cấp nguồn điện cho các thiết bị hỗ trợ, nguồn điện thường thấy là 12V
  • Cổng Control, cổng RS232 (Recommended Standard 232): Đây là cổng mà nhà sản xuất dùng để nạp phần mềm hệ thống của máy chiếu, thường phần mềm hệ thống ít khi bị lỗi và ta cũng hiếm khi có bản gốc của phần mềm để chạy lại hệ điều hành.
  • Cổng MHL (Mobile High-Definition Link): Công dụng của nó là cho phép truyền tải tín hiệu hình ảnh khi trình chiếu từ smartphone hỗ trợ cổng MHL này. Đây là một tính năng hữu dụng cho việc trình chiếu file văn bản, hình ảnh, âm thành trực tiếp từ điện thoại thông minh qua cáp MHL. 

Một số thông số kỹ thuật khác của máy chiếu tiếng anh 

  • Lamp Life and Type: Tuổi thọ bóng đèn

Máy chiếu tiếng Anh

  • Noise Level: Độ ồn
  • Speakers: Loa
  • Power: Điện áp
  • Throw Ratio: Tỷ lệ phóng hình
Máy chiếu tiếng Anh
                                                                           Máy chiếu tiếng Anh
  • Image Size (Diagonal): Kích thước hiển thị
  • Projection Distance: Khoảng cách chiếu

Nếu bạn muốn tìm mua máy chiếu  uy tín, Công ty Đại Phát chính là sự lựa chọn hàng đầu. Dai Phat Corp tự hào là địa chỉ uy tín cung cấp và phân phối các sản phẩm máy chiếu tại Việt Nam, với giá thành hợp lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. 

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon