4 Giá trị mà ứng dụng công nghệ đem lại trong giáo dục

 Việc áp dụng công nghệ giáo dục đúng cách trong giảng dạy là cần thiết để cải thiện môi trường học cho đến năng suất tiếp thu bài và sự tập trung của học sinh. Những lợi ích mà lĩnh vực giáo dục nhận được khi tích hợp công nghệ hiện đại vào là không ít, và Đại Phát sẽ giúp bạn điểm ra trong bài viết này.

Không phải nói quá lời nếu cho rằng công nghệ đã cải cách giáo dục và đem lại vô số lợi ích. Trong một thời gian ngắn, một số đổi mới công nghệ như iPad, laptop và smartphone đã mở ra một thế giới thông tin mới đối với học sinh thuộc mọi lứa tuổi. Hãy cùng xem những lợi ích khi tích hợp công nghệ hiện đại vào trong giáo dục nhé!

1. Tạo ra niềm vui trong học tập

Khi nhắc đến từ “học” thường trong tâm trí của các em học sinh sẽ là sự nhàm chán và ám ảnh, hình ảnh các em học sinh trong giờ nhìn ra cửa sổ, làm việc riêng hay đầu óc nghĩ đến chuyện khác và không tập trung vào bài giảng của giáo viên là hoàn toàn quen thuộc, chung quy các em không hứng thú với việc học tập.

Để đổi mới phương pháp giáo dục, một số trường đã áp dụng công nghệ vào và thử nghiệm ở 1 vài lớp khi cho học sinh và giáo viên làm việc ngay trên màn hình tương tác thông minh hoặc các thiết bị khác để quan sát sự thích thú của học sinh trong quá trình học tập. Điều này thực sự hiệu quả khi thu hút được sự chú ý của học sinh và tăng tính tương tác giữa cô và trò. Học sinh không chỉ cảm thấy thích thú và hào hứng với công nghệ giáo dục thông minh trong lớp học mà còn tham gia học tập tích cực hơn với giảng dạy thông thường.

Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu cho rằng học sinh hào hứng trong quá trình học sẽ có khả năng ghi nhớ thông tin nhanh hơn. Điều này đúng đối với cả lớp tiểu học và giảng đường đại học. Một nghiên cứu sáu năm đối với học sinh tại Viện Công nghệ Rochester ở tiểu bang New York là một ví dụ điển hình. Trong nỗ lực giảm thiểu số học sinh thất bại hoặc từ bỏ khỏi chương trình kỹ thuật công nghệ của viện, công nghệ đã được áp dụng thường xuyên hơn vào quá trình học tập. 90% sinh viên tham gia cho rằng công nghệ đã thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu.

                                                                  Tương tác đa điểm

 

2. Phù hợp với nhiều phương pháp giảng dạy

Việc sử dụng 1 phương pháp phù hợp với tất cả học sinh đã được sử dụng từ xưa đến nay, điều này vừa nhanh chóng, vừa dễ dàng cho việc soạn bài của giáo viên nhưng thực sự hiệu quả không cao. Mỗi học sinh đều có thế mạnh riêng và có khả năng tiếp thu bài giảng khác nhau. Có bao gồm 3 khả năng cảm nhận bài học và cùng xem công nghệ giáo dục mang lại lợi ích gì cho từng nhóm:

  • Học sinh học tốt hơn khi nghe: với những học sinh này, các bài học ghi âm, sách nói hay podcast sẽ phù hợp để tích hợp hiệu quả vào bài học
  • Học sinh học tốt hơn khi nhìn: đây là nhóm học sinh phụ thuộc vào việc nhìn nhiều hơn nghe để tiếp thu bài. Họ đọc nhanh hơn và chú ý vào những chi tiết khi đọc bài. Và khi áp dụng công nghệ giáo dục thông minh trong lớp học, sách điện tử và bảng điện tử là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra các bài học PowerPoint với biểu đồ và các tài liệu trực quan như video cũng rất hữu hiệu.
  • Học sinh học tốt hơn khi được tiếp xúc: Điều này thường gây khó khăn đối với việc học của những học sinh này vì trong quá khứ phương pháp dạy học vẫn chưa cải tiến và việc giảng dạy truyền thống được coi là một chiều khi học sinh ngồi nghe giảng và viết bài trên ghế trong 1 buổi học dài. May mắn thay, thời đại công nghệ dần tiên tiến và phát triển mạnh nên màn hình tương tác đã ra đời và cho phép học sinh được tác động lên bảng như viết, vẽ, chú thích giúp thu hút giác quan và cảm giác chạm của họ.

Với việc đáp ứng nhiều phương thức giảng dạy trong giáo dục, ứng dụng mà công nghệ đem lại là không hề nhỏ.

 

3. Khích lệ làm việc nhóm

Trong số những lợi ích mà công nghê giáo dục mang lại cho lớp học, có 1 lợi ích là khuyến khích làm việc nhóm hiệu quả của học sinh. Sử dụng công nghệ vào quá trình học tập có thể thấy tần suất người học công tác và giúp đỡ lẫn nhau ngày một tăng. Các nhiệm vụ học tập được triển khai dựa trên công nghệ làm cho mỗi học sinh gắn kết với nhau và giúp đỡ lẫn nhau để triển khai từng nhiệm vụ đạt được một sản phẩm hoàn chỉnh.

Trong phương thức giáo dục truyền thống, người học phải công tác với nhau để có thể vẽ ra những bức sơ đồ tư duy trên giấy hoặc sáng tạo ra những sản phẩm thủ công, . .. Còn ứng dụng công nghệ giúp người tạo ra thêm những dự án mới và các ý tưởng to lớn hơn nữa dựa trên nguồn kiến thức phong phú và vô tận. Người học dễ dàng vẽ và viết với nhau thông qua cùng một chương trình để tạo ra những ý tưởng và thông tin cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của nhóm.

 

 

4. Khả năng thích ứng

Để có một tương lai rộng mở và tươi sáng thì một phần những gì học sinh được học và trải nghiệm trên trường sẽ là hành trang vững chắc cho các em sau này. Điều này có nghĩa là các em học sinh sẽ phải làm quen, thích nghi với các công nghệ giáo dục thông minh tích hợp trong quá trình học và các trường học cần cải thiện cơ sở vật chất môi trường học cũng như chất lượng bài giảng.

Nếu trong tương lai, các trường học không chịu cải cách và nâng cấp môi trường học thì sẽ không theo kịp được sự tiến bộ của công nghệ và khả năng thích ứng của các em học sinh sẽ không được nhạy bén so với các em được tiếp xúc với công nghệ thông minh từ sớm. Tuy nhiên, nếu các trường học có thể đáp ứng được thách thức được đặt ra bởi tính thay đổi không ngừng của công nghệ, học sinh sẽ có thể khám phá tiềm năng không giới hạn và tận dụng các cơ hội chưa được khai thác.

 

Bạn muốn tìm hiểu thêm về lợi ích của công nghệ giáo dục? Hãy liên lạc với chúng tôi hoặc tìm hiểu thêm về các sản phẩm công nghệ thông minh của Đại Phát.

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon