Giải thích về 4 công nghệ cảm ứng – Có thể bạn chưa biết

Công nghệ cảm ứng ngày nay được thấy rộng rãi ở khắp mọi nơi, từ điện thoại thông mình, màn hình tương tác cho đến các Ki-ốt tự phục vụ ở sân bay. Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau thì mỗi công nghệ cảm ứng đều có ưu điểm và hạn chế riêng để phù hợp với từng công việc cụ thể. 

Có thể bạn chưa biết, trước khi những chiếc smartphone xuất hiện trên thị trường thì công nghệ màn hình cảm ứng đã 1 công nghệ lâu đời trong gần 4 thập kỷ. Mặc dù việc sử dụng chúng là rất dễ dàng nhưng công nghệ này lại phức tạp hơn vẻ ngoài của nó rất nhiều.

Từ định nghĩa về các loại công nghệ cảm ứng là gì cho đến cách chúng được áp dụng trong cuộc sống, Đại Phát sẽ giúp bạn hiểu xác định được từng mục đích sử dụng của công nghệ cảm ứng.

Màn hình cảm ứng là gì?

Nói 1 cách đơn giản thì màn hình cảm ứng là công cụ cho phép người dùng thao tác lên bề mặt màn hình thông qua công nghệ cảm ứng. Cụ thể hơn, thông qua việc sử dụng các cảm biến bên trong, thao tác của người dùng được phát hiện, sau đó được chuyển thành lệnh để thực hiện chức năng.

Các loại công nghệ cảm ứng khác nhau

Tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ cảm ứng không quá khô khan như vẻ ngoài của chúng. Trên thực tế, cách chúng vận hành và phản ứng khi chạm sẽ có thể khác nhau bởi thiết kế vốn có của chúng. Có bao gồm 4 loại công nghệ cảm ứng được sử dụng thường xuyên – Điện trở, quang học, cảm ứng điện dung và hồng ngoại. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào các chi tiết cụ thể của chúng, bao gồm ưu điểm và hạn chế và ứng dụng thực tế của chúng.

 

 

1. Cảm ứng điện trở

Cảm ứng điện trở là công nghệ cảm ứng dựa trên lực của ngón tay hoặc bút cảm ứng hay là bất kỳ thứ gì khác tác động đến màn hình. Cấu tạo của loại màn hình cảm ứng điện trở gồm một tấm kính hoặc nhựa acrylic mỏng phủ hai lớp tương tác là lớp dẫn xuất điện và lớp cảm ứng điện trở. Hai lớp này được ngăn cách bằng một lớp đệm gồm những điểm và khoảng trống mà mắt thường không nhìn thấy được.

Kỹ thuật này chỉ có thể nhận diện tối đa 1 điểm. Độ sáng màn hình cảm ứng điện trở chỉ đạt tối đa khoảng 85%, thường được dùng ở các máy ATM, máy tính công nghiệp,…

Ưu điểm:
 – Có thể dùng bất cứ vật dụng gì để thao tác.
 – Giá thành rẻ.
 – Độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chống nước và chống rung lắc tốt.
Nhược điểm:
 – Độ nhạy không cao.
 – Chỉ hỗ trợ cảm ứng đơn điểm.
 – Độ sáng tối đa chỉ đặt 85%.
 – Dễ trầy xước.

 

2. Cảm ứng hồng ngoại

Công nghệ cảm ứng hồng ngoại được thiết kế gồm các tia hồng ngoại ngang/dọc dày đặc ở lớp cảm ứng, cho phép nhanh chóng nhận biết chính xác vị trí của điểm chạm. Nguyên lý này cho phép nhận diện tác động từ nhiều vật cứng, không giới hạn trong bút cảm ứng và ngón tay.

Công nghệ hồng ngoại thường được dùng để hỗ trợ cảm biến đa điểm hiệu quả, sử dụng trong màn hình tương tác, bảng tương tác thông minh,… Đây là công nghệ rất phổ biến hiện nay.

Ưu điểm:
 – Hỗ trợ cảm ứng đa điểm hiệu quả.
 – Có thể sử dụng nhiều loại vật cứng để tác động lên màn hình.
Nhược điểm:
 – Giá thành cao.
 – Đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật sản xuất cao

                                    Newline Elara

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cảm ứng hình ảnh quang học

Ánh sáng và sự gián đoạn của chúng không chỉ là 1 cách để tạo ra bóng mà còn để thiết kế 1 loại công nghệ cảm ứng. Để tận dụng nguyên tắc này, công nghệ cảm ứng được thiết kế để thực hiện việc phát hiện cảm ứng bằng camera hồng ngoại và sự gián đoạn của các dải ánh sáng. Công nghệ này thường được dùng để nhận biết cảm ứng đa điểm, có độ truyền ánh sáng tốt. Cảm ứng quang học thường sử dụng để tạo các màn hình cảm ứng lớn.

Ưu điểm:
 – Độ chính xác cao.
 – Độ truyền ánh sáng cao.
 – Có tính năng cảm ứng đa điểm.
Nhược điểm:
 – Giá thành cao.
 – Chi phí gia công, kỹ thuật cao.

 

4. Cảm ứng điện dung

Bằng cách phát hiện cảm ứng dựa trên điện, công nghệ điện dung được biết đến với độ chính xác và tốc độ phản hồi cao. Công nghệ cảm ứng điện dung được ứng dụng dựa vào sự thay đổi điện tích tại điểm chạm, vì vậy bắt được các va chạm nhẹ từ tay người hoặc các vật tích điện. Đây là loại màn hình thường được dùng cho điện thoại thông minh, màn hình tương tác,…

Ưu điểm:
 – Độ sáng cao.
 – Độ nhạy cao.
 – Mỏng nhẹ, hạn chế trầy xước tốt.
Nhược điểm:
 – Chi phí sản xuất cao.
 – Không hỗ trợ cảm ứng bằng các vật cứng khác ngoài tay người và bút cảm ứng.

 

Công nghệ cảm ứng được sử dụng trong thế giới chuyên nghiệp như thế nào?

Ứng công nghệ cảm ứng này không chỉ giới hạn ở cấp độ người tiêu dùng mà còn được tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày và trong nhiều ngành công nghiệp.

Trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cảm ứng này ít được sử dụng hơn để tiếp thị sản phẩm cho người tiêu dùng mà nó được sử dụng nhiều hơn khi dùng làm giải pháp cho các doanh nghiệp. Cho dù liên quan tới tài chính, sản xuất, y học hay giáo dục thì luôn cần có giải pháp dựa trên cảm ứng. Với Internet, các giải pháp của công nghệ cảm ứng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa thời 4.0.

Trên thực tế, các giải pháp này chủ yếu đại diện cho một hình thức quản nguồn nhân lực, chẳng hạn như bảng cảm ứng được sử dụng trong bệnh viện, cửa hàng, ngân hàng, v.v. để trả lời các câu hỏi bản, cung cấp thông tin sản phẩm hoặc đưa ra hướng dẫn dựa trên nhu cầu của người dùng. Mặt khác, trong khu vực sản xuất, các giải pháp này cho phép quản nhân viên dưới dạng phân công công việc theo dõi điểm danh.

 

Trong 4 thập kỷ kể từ ngày công nghệ cảm ứng được phát minh, mức độ áp dụng của công nghệ này đã đóng góp rất lớn cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Công nghệ này đã thay đổi chúng ta qua giảng dạy trong lớp học và công tác trong kinh doanh, để biết thêm thông tin chi tiết về màn hình tương tác sử dụng công nghê cảm ứng thông min hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!

 

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon