5 Tiêu chí để lựa chọn màn hình tương tác thông minh

Ngày này với sự phát triển vượt bậc của công nghệ mà màn hình tương tác thông minh được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại các trường học, tổ chức, doanh nghiệp vì khả năng tích hợp nhiều tính năng ưu việt hơn các dòng trình chiếu truyền thống, tuy nhiên giá thành sản phẩm sẽ cao hơn. Vậy làm sao để chọn lựa màn hình tương tác thông minh có độ bền tốt, vận hành trơn tru,…Công ty Đại Phát sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách chọn màn hình tương tác thông minh, cùng tìm hiểu nhé!

1. Màn hình tương tác thông minh có đa điểm chạm

Yếu tố đầu tiên để lựa cho mình mẫu màn hình tương tác chất lượng là phải có đa điểm chạm, cho phép nhiều người dùng có thể tương tác cùng trên 1 màn hình trong thời gian thực. Tính năng đa điểm chạm rất phù hợp với mô hình dạy học tương tác bởi khả năng cho phép nhiều học viên cùng tham gia bài học cùng lúc.

Ngoài ra với mô hình lớp học ảo, tính năng đa điểm chạm mang lại cảm giác chân thực như học tập ở lớp truyền thống với phấn trắng bảng đen và nhiều học sinh viết cùng lúc.

Newline Elera

– 20 điểm chạm cho Android

– 40 điểm chạm cho Window

Newline Mira

– 10 điểm chạm cho Android

– 20 điểm chạm cho Window

Horion

20 điểm chạm cho cả hệ điều hành Android và Window

 

2. Độ phân giải 4K

Độ phân giải liên quan tới mật độ điểm ảnh (pixels). Mật độ điểm ảnh càng cao, thì chất lượng hình ảnh càng rõ nét và sinh động. Độ phân giải cao 4K có nghĩa là độ phân giải ngang đạt từ 3840 – hơn 4000 pixels (K là viết tắt của 1000 kilo), gấp 4 lần so với độ phân giải HD.

Ngoài việc mang lại hình ảnh sống động, màu sắc chân thực thì màn hình tương tác có độ phân giải 4K còn có khả năng chống ánh sáng bên ngoài gây ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Điều này cho phép người dùng có thể sử dụng màn hình tương tác ở ngoài trời – Đây là điểm vượt trội hơn so với máy chiếu.

 

3. Phần mềm tích hợp nhiều tính năng, công cụ

Đa số các màn hình tương tác đều đã được tích hợp sẵn phần mềm lớp học. Nhờ đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng các công cụ giảng dạy, thuyết trình, họp trực và giảng dạy trực tuyến từ xa,… ngay trên màn hình tương tác chỉ cần yêu cầu kết nối mạng Internet.

Khi lựa chọn màn hình tương tác, bạn cần trải nghiệm phần mềm tích hợp sẵn bên trong để xem xét liệu có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Việc này giúp người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng công cụ khác nhau ngay trên 1 phần mềm mà không phải mua hay cài đặt nhiều phần mềm để sử dụng. Bên cạnh đó người dùng còn có thể sử dụng linh hoạt bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn trên thiết bị.

Hầu hết các màn hình tương tác ngày nay đều đã có 1 số phần mềm tích hợp sẵn. 

Newline có hệ sinh thái gồm:

  • Newline Cast: Phần mềm cho phép các thiết bị cá nhân kết nối không dây với màn hình thông qua các ứng dụng (Airplay, Google Cast, DisplayNote)
  • Teach Infinity II: Phần mềm cài đặt trên hệ điều hành Window hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng và giảng dạy trực tiếp được thuận lợi.
  • Newline BroadCast: Phần mềm cho phép chia sẻ nội dung hình ảnh từ màn hình tương tác đến các thiết bị khác thông qua Internet
  • Newline Display Management: Phần mềm cho phép người dùng có thể quản trị, quản lý và điều khiển từ xa các màn hình tương tác Newline thông qua mạng Internet
  • Bảng trắng kỹ thuật số White Broad cho phép người dùng sử dụng nhiều công cụ, nguồn video và hình ảnh trên internet và từ file dữ liệu

Horion có các phần mềm tiện ích như:

  • Ánh xạ màn hình: Phần mềm cho phép kết nối không dây với thiết bị để thực hiện bài giảng hay bài thuyết trình trên màn hình tương tác (hỗ trợ trên thiết bị IOS, thiết bị Android và máy tính )
  • Chuyển Horion: Phần mềm cho phép quét mã QR và lựa chọn file cần gửi trên thiết bị di động để tải lên màn hình tương tác
  • Trình quản lý tệp: Hỗ trợ truyền tải file bài giảng từ USB sang màn hình tương tác 
  • Bộ công cụ tiện ích: bộ công cụ bình chọn, thời gian lịch trình, chào mừng đến với trang, phản hồi, lịch, ghi chú hiển thị trên màn hình,…
  • Bảng trắng White Broad cho phép người dùng sử dụng nhiều công cụ, nguồn video và hình ảnh trên internet và từ file dữ liệu

 

4. Khả năng kết nối linh hoạt

Đây là một trong những yếu tố khác để lựa chọn màn hình tương tác thông minh, người dùng nên xem xét màn hình có khả năng kết nối qua wifi, Bluetooth và qua cổng HDMI hay VGA hay không. Khi màn hình tương tác có khả năng kết nối linh hoạt, người dùng có thể dễ dàng truy cập vào tài khoản và sử dụng dễ dàng. 

Người dùng cũng nên lựa chọn màn hình tương tác có khả năng tích hợp nhiều tính năng trong cùng 1 thiết bị (All in one). Ưu điểm này mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi vừa có thể hoạt động như 1 màn hình tương tác và kết nối với nhiều thiết bị, vừa có thể hoạt động độc lập như 1 máy tính cá nhân.

 

5. Kích thước màn hình phù hợp với nhu cầu sử dụng

Kích thước màn hình liên quan trực tiếp đến trải nghiệm của người xem. Kích thước màn hình lớn sẽ giúp người ngồi ở xa vẫn có thể nhìn thấy dễ dàng. Ngược lại, trong trường hợp kích thước màn hình nhỏ, người xem phải chăm chú nhìn vào màn hình để lấy thông tin và không có trải nghiệm thú vị.

Vì vậy, khi người dùng lựa chọn màn hình tương tác thông minh cần quan tâm đến kích thước, không gian đặt màn hình và số lượng người trong không gian. Kiểm duyệt kĩ càng để đảm bảo mọi người nhìn thấy những gì trên màn hình.

Ví dụ: Trong một giảng đường hay hội trường rộng hơn, vị trí xa nhất cách bảng là 5.3m, thì màn hình tương tác cần lựa chọn loại có kích thước 70 inch.

Trên đây là 5 cách chọn màn hình tương tác thông minh mà người dùng cần xem xét kĩ lưỡng khi đưa ra lựa chọn. Ở mỗi trường hợp mà người dùng sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua. 

Nếu bạn quan tâm tới màn hình tương tác thông minh , vui lòng liên hệ tới chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon